Latest Products

Cách cho cá La Hán sinh sản

Order Detail
Phương pháp 1 : Chọn và bắt cặp cho cá đẻ

Cá La Hán rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Và hiện nay phong trào đã đi xuống do xu hướng kiếm lời từ những người kinh doanh, họ đem những con cá không có đầu ra ép để bán. Vì người mua cá nhỏ chưa thể xác định được cá đó có lên đầu hay không phải mất từ 3-5 tháng thì mới biết và khi biết họ tỏ ra chán nản không thích thú nuôi nữa đó chính là lí do khiến phong trào cá La Hán đi xuống, vì vậy mình khuyên bạn khi ép cá thì nên lựa chọn những cặp cá đẹp xuất sắc.

Cặp cá cho ép phải xuất sắc thì cá con mới đẹp và có tỉ lệ đâu cao


Cá mái nên có châu nhiều (vì cá mái thường không có gù)

Cá trống dáng đẹp, gù to, đuôi không túm hay bị tật gì hết, châu sáng

  Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cá trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, cá mái rất dữ và có thể làm cá trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi cá con nở và lớn lên, vì cá lớn rất nhanh.

Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.
Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro vì 2 con có thể cắn nhau. 
Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì cá mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. Cá mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.

Lúc này, cơ quan sinh dục của cá mái sẽ lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi "phai", đầu có thể xẹp đi một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường
Phần 2 : Cách ấp trứng

Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng cứ mỗi sau khi cá mái đẻ 1 lượt thì cá trống sẽ đi theo và thụ tinh cho trứng, bằng cách "chà" lên ổ trứng. Cố gắng đừng cử động mạnh hay gây tiếng động lớn để cho cá đừng bị stress. Cá sẽ đẻ trong vòng 30 phút đến 3 giờ và số trứng đạt được khoảng từ 1000 - 5000 trứng.

Sau khi cá đẻ xong, bạn có 2 lựa chọn:

Thứ nhất: để trứng lại cho cá bố mẹ chăm sóc. Cách này ít người chọn, vì cá mẹ thường ăn con

Thứ hai: Lấy trứng ra và đặt nó vào một cái hồ nhỏ đã được xử lý nước và khử trùng (hoặc lấy nước từ hồ cá bố mẹ đã bắt cặp). Việc khử trùng giúp cho những trứng hư không lây san những trứng khác.

Cá bố mẹ bảo vệ và ấp trứng tốt nhưng cũng có thể sẽ ăn hết trứng nếu chúng cảm thấy bất an. Vì vậy, bạn nên lấy trứng ra ấp riêng để tránh được rủi ro.

Đặt giá thể có trứng vào hồ ấp. có 2 cách :

* 1. Nếu đem dĩa trứng ra hồ nhỏ để ấp thì để nghiêng (khỏang 75 độ) vào thành hồ (đối với hồ bề rộng 30cm)

* 2. Nếu cho ấp trực tiếp tại hồ cá đẻ thì để nằm ngang với đáy bể, giảm mực nước đi 50%

Những trứng màu trắng là trứng hư, nếu giá thể được đặt nằm ngang cá con sẽ ăn những trứng này (cũng itện chứ hỉ).

Bật sủi không khí với cường độ nhẹ. Không được để bọt khí sủi trực tiếp vào trứng, nên để cách xa khoảng 5 - 10 cm. Đừng quên tắt máy lọc nếu bạn không muốn cá bột khi nở ra sẽ bị hút vào máy

Phần 3: Cách chăm sóc cá bột

Trứng sẽ nở sau khoảng 50 giờ, nếu hơn 72 giờ thì chất lượng cá con sẽ không tốt. Trứng đầu tiên sẽ mọc đuôi và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những chấm đen nhỏ, đó là mắt cá. Bạn sẽ nhận ra rằng không phải tất cả mọi trứng đều nở. Một số trứng không thể nở vì không được thụ tinh. Đã có trường hợp trứng nở rất ít nhưng bạn đừng lo, cá sẽ đẻ trong khoảng từ 3 - 6 tuần sau nếu có chế độ cho ăn tốt. Do vậy, nếu thất bại, bạn vẫn còn cơ hội để thử lại.

Sau khi cặp cá đẻ trứng, bạn phải tách riêng chúng ra. Cặp cá có thể oánh nhau dữ dội sau khi đẻ, vì vậy, hãy lưu tâm đến chúng.

Trong vòng từ 2 - 4 ngày sau khi nở, cá bột không cần phải cho ăn. Chúng sẽ sử dụng noãn hoàn để sống. Sau đó, bạn có thể cho cá bột ăn bo bo hoặc luộc kỹ 1 quả trứng gà, bóc vỏ và lấy lòng đỏ, lấy 1 ít vào 1 cái chén và dùng 1 ít nước ấm đành lõang ra và tạt đều vào hồ, cá con sẽ ăn ngay khi hết nõan hòan, theo hv cá đến ngày thứ 4 cho ăn bo bo và đến ngàt thứ 7 bắt đầu cho ăn trùn chỉ và vẵn bỏ 1 ít bo bo. Cá con rất phàm ăn, bạn nên cho ăn càng nhiều càng tốt trong giai đoạn này để giúp cá có một nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Nhưng nhớ thay nước thường xuyên hv thay 1 ngày 2 lần và gần như là thay 200% nước mới.

Vậy là bạn đã có 1 đàn cá con tha hồ mà lựa chọn nhé. Theo thông tin từ nhiều phía thì cá đẻ ra có khoảng 50% mái và 50% là cá trống. Tỉ lệ cá trống đẹp (đầu to, màu đẹp) là khoảng 20 - 30% và điều này còn tùy thuộc vào cá bố mẹ. Đó chính là lý do mà cá La Hán tuy đẻ nhiều nhưng giá vẫn đắt.

Phân loại các dòng La Hán

Order Detail
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng La Hán, nhưng tất cả đều được lai tạo từ những dòng cơ bản. Trong bài viết nay mình xin liệt kê những dòng cơ bản sau :

1/ Kamfa - Kim Hoa (金花)
Nếu như La Hán dựa trên loài Trimac thì Kamfa dựa trên loài Synspilus, do đó mà những nhược điểm về hình dáng như môi trề, đuôi cụp trước đây được cải thiện và nhìn vẻ mặt của Kamfa có vẻ hung dữ hơn các dòng khác. Khi Kamfa du nhập đến Thái Lan thì người Thái lai tiếp với Texas để tạo ra "dàn lông" và bộ châu dữ dằn hơn và gọi là king kamfa (KKF). Châu thường có dạng sợi lớn và dính vào nhau gọi là châu bệt, những con châu bệt toàn thân gọi là kamfa ngũ sắc.


Kamfa châu sợi nhuyễn

Kamfa châu hột thân vàng (nhiều cá thể gọi là ngũ sắc)

Kamfa châu sợi bệt

Red Kamfa

Tỷ lệ lên đầu của KKF rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh, (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng "king lai" ở Việt Nam là châu La Hán đực lai với KKF cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của KKF nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Nhưng tỉ lệ bị dị tật khá cao do cùng huyết thống vì vậy họ cho lai tạo với cá mái kkf khác bầy. 

Nhiều con KKF lột "nền vàng" trông rất giống và thường bị nhận lầm là Red Texas. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt:

•KKF lột bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.
•Nền KKF không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất (máu red devil).


2/ Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)

Texas nền cam vàng
Texas nền đỏ
Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu nên Red Texas cũng có vô số dạng hoa văn từ đốm nhuyễn, đốm nhỏ, đốm vừa cho đến sợi trên nền đỏ/cam.
Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với Red Texas.

3/ Kim Mã Lưu (金马骝) = Kamalau (KML) = Golden monkey (GM)
Kamalau châu sợi nhuyễn 
Kamalau bắt nguồn từ dòng La Hán đời đầu có nền nhạt như xám và ánh kim lục (ánh xanh lá) chứ không phải từ Trân Châu La Hán. Công ty Mermaid lai tạo dòng này cũng đồng thời lai tạo cả kamfa do đó vây và châu của kamalau được cải thiện nhiều và gần giống với kamfa. Thân cũng rộng và miệng đỡ trề hơn so với La Hán thường. Kamalau hầu như không có "chữ" trên đầu và thân. Ngày nay, kamalau và Trân Châu thường lai với nhau tạo ra những con trung gian rất khó phân biệt.

Kamalau châu sợi nhuyễn tại triển lãm cá la hán Indonesia 5/2008. Bộ vây được cải thiện đáng kể và gần giống Kamfa. Mắt lõm, môi trề hơn và không có 'chữ' hay 'hoa'. Một số hình ảnh về Kamalau

Kamalau châu hội và sợi nhuyễn quấn đầu

4/ Hoàng Kim = jing kang (JK), La Hán nền vàng (golden based)

Cặp cá la hán Hoàng Kim, con mái phía trước có màu đỏ phát triển toàn thân
Hoàng Kim là những con La Hán lột toàn thân. Gen khiếm khuyết sắc tố hay gen "lột" luôn tồn tại ở các loài cichlid thuần chủng được cho là "chất liệu" để lai tạo cá la hán như Red Devil/Midas và Trimac, do vậy không có gì ngạc nhiên khi gen này xuất hiện ở cá la hán. Gen lột là gen lặn, nó khống chế sự hình thành các sắc tố melanin (đen) và iridophore (ánh kim hay "châu"), vùng da tương ứng sẽ có các cấp độ màu từ đỏ, cam, vàng cho đến trắng.

Hoàng Kim là La Hán lột đời đầu, thường có thân màu vàng và bụng đỏ. Tất cả các dòng La Hán như Trân Châu, kamalau hay kamfa đều tiềm tàng khả năng lột nếu cá bố mẹ cùng mang gen lặn này. Các dòng lột về sau trông hơi khác Hoàng Kim với các mảng/đốm/sợi/hoa văn màu trắng trên nền đỏ/cam/vàng nên được gọi chung là "nền vàng" (golden based).

5/ Trân Châu (珍珠) = zhen zhu (ZZ), cencu, chen chu = Pearl Flowerhorn 

Trân châu nên đỏ. (Zhen Zhu). Đặc điểm chính môi trề, châu chấm, chữ rõ ràng
Dòng cá la hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán, dòng cá này vẫn duy trì các đặc điểm của La Hán đời đầu nhưng có nhiều vảy óng ánh màu xanh lục, xanh dương hay bạc phủ khắp cơ thể. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân ra các loại châu bao gồm châu hột và châu sợi. Những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu "quấn đầu". Những con Kim Cương, KCPLT, Nữ Hoàng Kim Cương đều có thể xếp vào dòng Châu La Hán, đa phần có châu sợi.
Kim cương phúc lộc thọ (trân châu nền xanh)

Kinh nghiệm nuôi King Kamfa

Order Detail
1/ King Kamfa.  


Đối với King Kamfa bôt (khoảng 1-2 cm) đến 1 ngón tay út thì ta nên cho ăn những thức ăn có nhiều đạm như tôm sú hoặc tép bạc và nên bóc vỏ cho ăn thịt tép và bổ sung thêm thức ăn khô ngày 3 bữa vì đây là giai đọan bắt đầu phát triển cần bổ sung đầy đủ. Đối với dòng King kamfa này thì không thể làm giống được nên ta cứ tẩm bổ cho em nó bằng các loại thức ăn khô như JBL, XO, Sumo.... Và nếu 2-3tuần áp dụng 1 chế độ ăn nhưng e nó vẫn không có biến chuyển về đầu và chỉ phát triển size thì nên thay đổi chế độ ăn,môi trường sống, như thêm cá nhỏ kè, chỉ cho ăn đồ khô 2lần/ngày. 3 ngày mới cho ăn 1 lần thức ăn tươi. Khi đã chơi cá bột còn nhỏ thì khuyên bạn nên mua 2-3 em về ngăn ra hộc khoảng 10-15cm cao 30-40 cm vì khi nuôi 2-3 em sẽ làm cho cá bớt nhát, tạo tính tranh giành lãnh thổ từ nhỏ giúp cá bung đầu sớm hơn. Khi cho cá ăn nên cho ăn căng bụng luôn




Cá còn nhỏ thì cho ăn trùn chỉ 1 tuần và 3-4 lần/ngày, để tránh bị dơ nước, đục nước bạn có thể để 1 cái chun, ly nhỏ cạn để đựng trùn (như hình minh họa) Lưu ý cho ăn ít khi cá ăn hết mới cho tiếp đừng cho quá nhiều.



Hồ form King cần có chiều cao
Đối với cá từ 1 ngón tay cái đến 2,5 ngón thì nên cho ăn tép có vỏ nhưng phải bỏ đầu và gai nhọn để không bị đâm vào bụng cá,cho ăn với lượng vừa phải vì ăn nhiều cá mập sẽ không phát triển đầu và nên cho ăn 2 bữa kết hợp thức ăn khô. Thức ăn khô nên chú ý đến thành phần Prôtein (Đạm) nếu % Prôtein càng cao thì càng tốt. Đến giai đoạn này mình có 1 bí quyết xin chia sẻ với các bạn là nên cho ăn Artemia như đã giới thiệu ở bài trước, đây là thức ăn cực kì tốt cho cá. Nếu bạn có điều kiện thì cho ăn tôm sú là ok hơn, khi cho ăn xé nhỏ cho cá vừa ăn.

2. Kinh nghiệm nuôi King Kamfa bột (Fry)

Xem bài viết tại đây

Trị bệnh cho La Hán

Order Detail
Để nuôi cá được đẹp và khỏe mạnh thì chúng ta cần có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc, phòng bệnh cho cá để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá. Sau đây mình xin liệt kê 1 số loại bệnh thường gặp và cách trị

1. Bệnh nấm trắng

- Nguyên nhân : đây là loại bệnh thường gặp nhất do thời tiết thay đổi khá thất thường, bệnh xuất hiện vào thời tiết lạnh, mùa mưa là điều kiện cho một số loại nấm phát triển trên cá La Hán.

- Biểu hiện : một số đốm trắng xuất hiện trên thân, đuôi, rõ nhất có thể thấy vài đốm trắng nhỏ li ti trên miệng và đầu cá, nếu ít là do nấm nhẹ, thời gian trị rất nhanh và đơn giản. Nếu nhiều và phủ toàn thân thì bệnh khá nặng và cần sự kiên nhẫn thì sẽ trị khỏi

- Cách trị : có rất nhiều cách tùy theo mức độ của nấm và thời gian trị

* Nấm nhẹ
  + Tăng muối với liều lượng 200 -> 300g/100 lít nước. (cho muối từ từ trong vòng 4->6 tiếng), cắm sưởi ở 32 - 34 độ. Vài ngày sẽ tự khỏi.
  + Hoặc có thể vớt cá ra xô hoặc chậu lau bằng bông (gòn) với nước muối đậm đặc (tránh lau vào mắt cá) rồi thả lại hồ.
  
* Nấm nặng
  + Tắm cá với nước muối nhưng có người không làm đúng cách sẽ gây tuột nhớt và gây chết cá. Phương pháp này cần lưu ý là tắm cá trong vòng 5 - 10 phút (không được để quá lâu), bắt cá ra xô hoặc châu khoảng 10 - 20 lít nước tùy theo kích cỡ của cá. Cho muối với liều lượng 50g/10 lít nước ( khoảng 7 - 10 muỗng cà phê), cho sủi khí với cường độ mạnh. Trước khi ngâm cá cho sưởi khoảng 10 phút để nước ấm (30 - 32 độ), sau đó bỏ sưởi ra ngoài và bắt đầu ngâm cá. 
  + Ngâm trực tiếp trong hồ bao gồm : thuốc trị nấm + muối + cắm sưởi (liều lượng muối như trên + liều lượng thuốc có hướng dẫn trên sản phẩm thuốc) và kết hợp thay nước 3ngày/ lần 20 - 30% lượng nước trong hồ, khi thay nhớ hút sạch cặn bẩn đặc biệt là đáy hồ để hút các hạt nấm rụng xuống đáy, các hạt này vẫn có thể bám vào các cá thể khác và phát triển tiếp. Khi thay nước cần giặt sạch bông lọc bằng nước muối. Cách tốt nhất là khi ngâm thuốc nên để 1 miếng lọc mỏng tránh lọc làm mất tác dụng của thuốc. Sủi oxy và lọc liên tục để lượng nước điều hòa giúp cá ổn định và nhanh phục hồi.

Đó là các cách trị nấm cho cá và điều lưu ý là trong thời gian trị bệnh không nên cho cá ăn để tránh là dơ nước. 

2. Bệnh lở loét, lủng đầu


- Nguyên nhân : có rất nhiều nguyên nhân do quá trình nuôi cá va chạm vào vật thể (lọc, đồ trang trí) trong hồ, cắn nhau với cá kè làm trầy da đầu, do bắt cá là quẫy mạnh làm trầy xước, hoặc do kí sinh trùng làm cá bị lở loét. Do môi trường nước bị ô nhiễm lâu ngày không vệ sinh.

- Biểu hiện : trên mặt hoặc thân cá có xuất hiện một số vết lở loét lâu ngày ăn sâu vào da thịt cá gây tổn thương nghiệm trọng. Cá bỏ ăn bơi lờ đờ hay đâm hoặc vào thành hồ

Cách trị : bệnh này trị giống lở loét da ở người, hiệu quả nhất là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết thương, nếu vết thương nhỏ có thể dùng Abocin dạng bột sau đó bắt cá lên và bôi trực tiếp vào vết thương, ngày 1-2 lần đến khi vết thương lành hẳn.  
   + Nếu vết loét lớn và sâu nên dùng Fungus Cure dạng bột hoặc thuốc mỡ Tetraxilyn dành cho người, bôi trực tiếp vào vết thường ngày 3 lần.


* Lưu ý : trong thời gian trị bệnh cần giữ nước thật sạch, trước khi trị bệnh nên thay nước và vệ sinh hồ, tăng lượng muối khoảng 200 - 300g/ 100 lít nước

Sau đây là 1 số loại thuốc trị bệnh hiệu quả :  Fungus Cure có thể trị được rất nhiều loại bệnh đặc biệt là lở loét, lủng đầu, nấm đuôi.....

Fungus Cure dạng bột nén viên
Dạng nước
Dạng bột gói
Bensol dành cho trị nấm nhẹ
Abocin trị lở loét và lủng đầu ở cá





King nghiệm nuôi và form King Kamfa bột (Fry)

Order Detail

1. Khái quát về King Kamfa bột (Fry)

Đa số các bạn mua King Kamfa bột (Fry) đều tự hỏi tại sao cá bột (Fry) thường bị mất châu sau 1 thời gian nuôi. Điều này rất thường xảy ra với các bạn mới tập nuôi King Kamfa bột (fry) vì King Kamfa là cá thể rất đặc biệt. Châu của King Kamfa khác với các dòng khác ở màu sắc và độ sáng. Độ sáng của King Kamfa bột (Fry) chỉ sáng khi bạn cho ăn đúng cách, chế độ nuôi và môi trường nước tốt, mình đã từng gặp những vấn đề này và sau 1 thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm mình xin chia sẻ như sau :

  + Trong 1 bầy King Kamfa bột (Fry) chỉ có khoảng 10 - 20% số cá thể xuất sắc (Masterpiece), đó cũng là lí do vì sao giá King Kamfa luôn cao vì số lượng cá lớn lên đẹp xuất sắc là rất ít nên người bán sẽ bán giá cao đối với những cá thể đẹp xuất sắc để bù lại số cá xấu đem bỏ hoặc bán lỗ. Khái niệm đẹp xuất sắc nghĩa là : châu nhiều và sáng, đầu to, đuôi quạt (fan tail) và kì cờ khít (wrap tail). Bên cạnh đó cũng có 1 số còn khá đẹp và body và đầu nhưng châu yếu hoặc không có, 1 số chỉ có màu sắc (đỏ, vàng...) người ta thường gọi là Kamfa hoặc dòng cổ điển (Classic Kamfa). Nếu cộng tất cả lại thì tỉ lệ cá có đầu và đẹp vào khoảng 30 - 35%. Con số này có thể tăng lên tùy theo kinh nghiệm của người nuôi và cách chăm sóc, thức ăn và yếu tố quan trọng là may mắn. Nuôi King Kamfa cần 50% may mắn. Đó là lí do tại sao dân Việt Nam luôn nói chơi King Kamfa giống như chơi xổ số
  + Mình cũng xin lưu ý với các bạn khi nuôi King Kamfa rằng : đầu King Kamfa lên rất chậm. 1 số cá thể xuất sắc (Masterpiece) sẽ lên đầu nhanh và rất sớm, khoảng 1 - 1.5 ngón (2inch) bắt đầu nhú đầu còn lại đa số sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh ở 2 - 3 ngón ( 3 - 4 inch) và lên đẹp ở giai đoạn 3.5 - 4 ngón (5 inch). Nên mình khuyên các bạn nếu muốn chơi dòng cá đẹp này thì phải có tính kiên nhẫn, một số người tự hỏi tại sao lúc mình nuôi thì xấu mà chuyển cho người khác thì lên đẹp, xin nói rằng vì bạn cá chưa đến giai đoạn "trổ mã" khi ở nhà bạn.

2. Cách chăm sóc King Kamfa bột (Fry)

  + Khi mua King Kamfa bột (Fry) mình khuyên bạn nên mua từ 5 con trở lên. Vì như vậy bạn sẽ có thể có cá đẹp và cá phát triển tốt hơn. Vì cá con nhỏ nên bạn có thể nuôi chung và khi nuôi nhiều thì việc cho ăn cũng dễ dàng hơn, cá dạn và sung hơn (aggressive or active) nếu bạn chỉ nuôi 1 con.
  + Chế độ cho ăn là khoảng 3 - 4 lần / ngày.
  + Chế độ thay nước là 3 ngày thay 1 lần với 50% lượng nước trong hồ

3. Thức ăn cho King Kamfa (Fry)


+ Thức ăn tốt nhất (best food) cho King Kamfa bột (Fry) là TOP (name of food) thức ăn này có tác dụng kích thích châu của cá bột (fry) sáng và nhiều hơn. Cho ăn loại này 3 lần / ngày + 1 lần trùn chỉ (Blood worm) để cá phát triển toàn diện, vì trùn chỉ giúp cá có nhiều đạm (protein) tốt cho đầu cá, nhưng nhớ 1 điều quan trọng là chỉ cho ăn 1 lần và phải kết hợp cho ăn TOP thường xuyên. Vì nếu cho ăn quá nhiều trùn chỉ (Blood worm) thì châu của cá bột (Fry) sẽ mờ dần và mất toàn bộ.
  + Một loại thức ăn tươi sống tốt có thể thay thế trùn chỉ (Blood worm) là lăng quăng hay còn gọi là ấu trùng của muỗi (mosquito larvae) hoặc Artemia (xem về Artemia tại đây). Loại thức ăn này là hiệu quả và tốt nhất, tuy nhiên rất khó tìm. Hoặc bạn có thể xài loại Lăng quăng khô (Tokyo) cũng rất tốt

4. Kinh nghiệm form cá (Forming Juvy)

Bạn xem bài viết tại đây (here)

Ordering - Payments

Order Detail
How to order

   Welcome to our customer service department, where you will find the information you need to order Lee's Shop flowerhorn.

   Almost fishes will have code (Examples: KK 90, SRD 01, KL 03). Choice any fishes that you want, then send mail to us at : lee.nguyen90@gmail.com with code or name of fishes, we will confirm ASAP (within 24 hours) when we got your email already.
   After we confirmed, you can make payment thru Paypal, Westernunion, MoneyGram. Please check info below


Payments

   You can pay to me thru Westerunion and Money Gram or Paypal. Payment is require before shipping.

- Payment thru Westerunion and Money Gram. This is info

My name : Nguyen Tran Nam
Address : 18b CMT8 street, Ninh Kieu district, Can Tho city, Viet Nam

   Then you send MTCN code (information will be provided by bank in your country) and your name to my email : lee.nguyen90@gmail.com

- Payment thru Paypal. (Note : you must extra fee (4 - 5%) or send as gift, because Paypal charge too much with Viet Nam's account)

My paypal : leenguyenkamfa@gmail.com

Note : Please add your address when payment that i can save and send to transhipper

Giao dịch trong nước

Order Detail
Đối với các bạn ở xa muốn mua cá La Hán của Lee Shop có thể giao dịch bằng hình thức vận chuyển

1/ Bạn sẽ chuyển tiền trước vào tài khoản ngân hàng của Lee Shop

- Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ

  + Số tài khoản : 0391000937251
  + Tên : Nguyễn Trần Nam

- Ngân hàng Sacombank PGD Ninh Kiều - Cần Thơ

  + Số tài khoản : 0700 1077 3669
  + Tên : Nguyễn Trần Nam

- Ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ

  + Số tài khoản : 117 367 999
  + Tên : Nguyễn Trần Nam

2/ Chi phí vận chuyển

  + Phí ship đến Sài Gòn là 50.000Đ/lần (bao gồm thùng xốp và tiền xe)
  + Phí ship ra Hà Nội là 200.000Đ/lần (bao gồm thùng xốp và tiền ship máy bay)
  + Các tỉnh/thành khác vui long liên hệ trực tiếp mình.

- Phí ship thanh toán cùng với tiền cá.

3/ Sau khi nhận được tiền Lee Shop sẽ chuyển cá cho bạn (bằng 2 hình thức)

  + Đối với các tỉnh miền Nam, thì Lee Shop sẽ gửi xe vận chuyển, thời gian nhận cá tùy thuộc vào tỉnh/thành, thời gian từ 2-8 tiếng, mình sẽ thông báo sau khi đã chuyển cá.
  + Các bạn ở Sài Gòn nhận cá tại 2 điểm của Phòng vé công ty xe khách Phương Trang
        - Lê Hồng Phong : 328A Lê Hồng Phong, Q.10 TP.HCM
        - Bến xe miền Tây : quầy số 31
  + Đối với các tỉnh từ miền Trung trở ra Bắc sẽ chuyển bằng máy bay (thời gian nhận từ 8 -13 tiếng).
  + Các bạn ở Hà Nội sẽ có nhân viên VN Airline giao tận nhà theo địa chỉ đã cung cấp cho Lee Shop.

4/ Trách nhiệm của Lee Shop

 - Bồi thường thiệt hại khi

   + Mình sẽ bảo đảm về kỹ thuật đóng cá gửi hàng, nếu trong quá trình vận chuyển có bất kì vấn đề (cá bị chết trong quá trình vận chuyển và bọc cá còn nguyên chưa mở niêm phong).
   + Cá không đúng với hình ảnh ban đầu người mua đã lựa chọn

- Không chịu trách nhiệm khi cá đến nơi nhưng người nhận chưa đi nhận hay cá đem về nuôi bị chết....

   + Trong quá trình vận chuyển sẽ không tránh được việc cá bị xuống đầu (điều kiện thời tiết lạnh, vận chuyển đường dài trong thời gian lâu, cá không sáng màu so với ban đầu, điều này bạn có thể yên tâm, bạn cần cho ăn và chăm sóc tốt sau 4-5 ngày cá sẽ phục hồi (điều này cũng tùy thuộc vào cách nuôi, nguồn nước của bạn). Nếu tốt cá sẽ phục hồi trong thời gian rất nhanh


Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp : 01228.678.778
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Flowerhorn Fish Shop Viet Nam - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger