1. Bệnh nấm trắng
- Nguyên nhân : đây là loại bệnh thường gặp nhất do thời tiết thay đổi khá thất thường, bệnh xuất hiện vào thời tiết lạnh, mùa mưa là điều kiện cho một số loại nấm phát triển trên cá La Hán.
- Biểu hiện : một số đốm trắng xuất hiện trên thân, đuôi, rõ nhất có thể thấy vài đốm trắng nhỏ li ti trên miệng và đầu cá, nếu ít là do nấm nhẹ, thời gian trị rất nhanh và đơn giản. Nếu nhiều và phủ toàn thân thì bệnh khá nặng và cần sự kiên nhẫn thì sẽ trị khỏi
- Cách trị : có rất nhiều cách tùy theo mức độ của nấm và thời gian trị
* Nấm nhẹ
+ Tăng muối với liều lượng 200 -> 300g/100 lít nước. (cho muối từ từ trong vòng 4->6 tiếng), cắm sưởi ở 32 - 34 độ. Vài ngày sẽ tự khỏi.
+ Hoặc có thể vớt cá ra xô hoặc chậu lau bằng bông (gòn) với nước muối đậm đặc (tránh lau vào mắt cá) rồi thả lại hồ.
* Nấm nặng
+ Tắm cá với nước muối nhưng có người không làm đúng cách sẽ gây tuột nhớt và gây chết cá. Phương pháp này cần lưu ý là tắm cá trong vòng 5 - 10 phút (không được để quá lâu), bắt cá ra xô hoặc châu khoảng 10 - 20 lít nước tùy theo kích cỡ của cá. Cho muối với liều lượng 50g/10 lít nước ( khoảng 7 - 10 muỗng cà phê), cho sủi khí với cường độ mạnh. Trước khi ngâm cá cho sưởi khoảng 10 phút để nước ấm (30 - 32 độ), sau đó bỏ sưởi ra ngoài và bắt đầu ngâm cá.
+ Ngâm trực tiếp trong hồ bao gồm : thuốc trị nấm + muối + cắm sưởi (liều lượng muối như trên + liều lượng thuốc có hướng dẫn trên sản phẩm thuốc) và kết hợp thay nước 3ngày/ lần 20 - 30% lượng nước trong hồ, khi thay nhớ hút sạch cặn bẩn đặc biệt là đáy hồ để hút các hạt nấm rụng xuống đáy, các hạt này vẫn có thể bám vào các cá thể khác và phát triển tiếp. Khi thay nước cần giặt sạch bông lọc bằng nước muối. Cách tốt nhất là khi ngâm thuốc nên để 1 miếng lọc mỏng tránh lọc làm mất tác dụng của thuốc. Sủi oxy và lọc liên tục để lượng nước điều hòa giúp cá ổn định và nhanh phục hồi.
Đó là các cách trị nấm cho cá và điều lưu ý là trong thời gian trị bệnh không nên cho cá ăn để tránh là dơ nước.
2. Bệnh lở loét, lủng đầu
- Nguyên nhân : có rất nhiều nguyên nhân do quá trình nuôi cá va chạm vào vật thể (lọc, đồ trang trí) trong hồ, cắn nhau với cá kè làm trầy da đầu, do bắt cá là quẫy mạnh làm trầy xước, hoặc do kí sinh trùng làm cá bị lở loét. Do môi trường nước bị ô nhiễm lâu ngày không vệ sinh.
- Biểu hiện : trên mặt hoặc thân cá có xuất hiện một số vết lở loét lâu ngày ăn sâu vào da thịt cá gây tổn thương nghiệm trọng. Cá bỏ ăn bơi lờ đờ hay đâm hoặc vào thành hồ
- Cách trị : bệnh này trị giống lở loét da ở người, hiệu quả nhất là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết thương, nếu vết thương nhỏ có thể dùng Abocin dạng bột sau đó bắt cá lên và bôi trực tiếp vào vết thương, ngày 1-2 lần đến khi vết thương lành hẳn.
+ Nếu vết loét lớn và sâu nên dùng Fungus Cure dạng bột hoặc thuốc mỡ Tetraxilyn dành cho người, bôi trực tiếp vào vết thường ngày 3 lần.
* Lưu ý : trong thời gian trị bệnh cần giữ nước thật sạch, trước khi trị bệnh nên thay nước và vệ sinh hồ, tăng lượng muối khoảng 200 - 300g/ 100 lít nước
+ Nếu vết loét lớn và sâu nên dùng Fungus Cure dạng bột hoặc thuốc mỡ Tetraxilyn dành cho người, bôi trực tiếp vào vết thường ngày 3 lần.
* Lưu ý : trong thời gian trị bệnh cần giữ nước thật sạch, trước khi trị bệnh nên thay nước và vệ sinh hồ, tăng lượng muối khoảng 200 - 300g/ 100 lít nước
Sau đây là 1 số loại thuốc trị bệnh hiệu quả : Fungus Cure có thể trị được rất nhiều loại bệnh đặc biệt là lở loét, lủng đầu, nấm đuôi.....
Fungus Cure dạng bột nén viên |
Dạng nước |
Dạng bột gói |
Bensol dành cho trị nấm nhẹ |
Abocin trị lở loét và lủng đầu ở cá |
Post a Comment